Điều kiện sống của người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam

26/10/2017 Chưa được phân loại VBP

Người nước ngoài sống tạm trú tại Việt Nam có thể tham gia đóng bảo hiểm và sẽ nhận được khoản trợ cấp của cơ quan bảo hiểm khi đi khám hoặc điều trị. Tuy nhiên tại các bệnh viện, dịch vụ dành cho những đối tượng tham gia bảo hiểm  tại Việt Nam còn nhiều yếu kém, thủ tục để có được khoản trợ cấp bảo hiểm còn rườm rà, phức tạp. Trong bài này, tôi xin được tóm lược ,một cách khái quát cuộc sống sinh hoạt của người Nhật sống tại Hà Nội.
1, Nhà ở
Tại thủ đô Hà Nội, vốn dĩ nhà ở dành cho người nước ngoài còn thiếu nhiều, vì vậy so với thủ đô của các quốc gia lân cận thì giá nhà ở tại Hà Nội khá cao. Hiện nay cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài, thì tình trạng thiếu nhà ở tại Hà Nội càng trở nên trầm trọng.Phổ biến nhất với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam là những căn hộ dịch vụ. Trong một năm trở lại đây, giá của các căn hộ như thế này tăng khoảng 30%. Gần đây, giá thuê trung bình mỗi tháng của căn hộ có 2 phòng ngủ từ 2500 – 3500 đô la Mỹ, và giá thuê căn hộ có 3 phòng ngủ mỗi tháng có thể lên tới 4000 đô la Mỹ .Giá thuê 1 căn hộ cao cấp hoặc 1 ngôi nhà mỗi tháng là từ 1000 –  1500 đô la Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn chủ nhà là những cá nhân đứng ra cho thuê nên trong một vài trường hợp người thuê nhà còn không nhận được hóa đơn thuê nhà chính thức. Đôi khi người thuê nhà muốn phàn nàn về việc bảo trì hay tình trạng hỏng hóc thiết bị của ngôi nhà cũng gặp nhiều khó khăn vì chủ nhà không biết ngoại ngữ.
2, Giao thông
Tại Hà Nội, giao thông công cộng dành cho người nước ngoài còn chưa phát triển, vì vậy  người nước ngoài thường sử dụng ô tô là phương tiện đi lại chính, chủ yếu là taxi và xe thuê. Tại Việt Nam, điều kiện giao thông đường bộ còn kém, ý thức tham gia và tuân thủ luật lệ giao thông của người dân còn chưa tốt nên trong những năm trở lại đây số người chết do tai nạn giao thông mỗi năm lên tới 10,000 người, chưa phải là nơi có điều kiện tốt để người nước ngoài có thể tự lái xe.
3, Mua sắm
Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có các cửa hàng bách hóa, siêu thị của người Nhật. Trước đây ở Hà Nội, có công ty thương mại Nishitomo có vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng nay nó đã được mua lại bởi doanh nghiệp Đài Loan. Mặc dù vậy, hiện nay tại các siêu thị ở Hà Nội cũng dần xuất hiện thực phẩm, gia vị, đồ ăn nhanh của Nhật Bản và cũng không khó để có thể mua được những đồ dùng thường ngày. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có cửa hàng bán sách của Nhật nên khi muốn mua thì chỉ có cách nhờ gửi từ Nhật về.
4, Giáo dục trẻ em
Hiện nay tại Hà Nội đã có các cơ sở giáo dục trẻ em là người nước ngoài ví dụ như :  trường học dành cho trẻ em Nhật ( cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở), trường quốc tế (cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, trường tiếng dành cho trẻ em Nhật. Tuy nhiên, trường cấp 3 (hay còn gọi là cấp phổ thông) hoặc trên cấp 3, trường dự bị, trường luyện thi vẫn chưa có.
5, Y tế
Tại Hà Nội, có các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người nước ngoài như bệnh viện quốc tế Việt – Pháp, các phòng khám gia đình, và tại các cơ sở y tế này có người thông dịch tiếng Nhật. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam thường mua bảo hiểm thân thể. Và có rất nhiều các cơ sở y tế mà khi điều trị tại đó thì sẽ không phải trả phí điều trị bằng tiền mặt. Có rất nhiều loại hình bảo hiểm, vì vậy người mua bảo hiểm cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua.
6, Cộng đồng người Nhật tại Hà Nội
Gần đây tại Hà Nội ngày càng có nhiều các hoạt động tâp thể các câu lạc bộ của người Nhật. Tham gia các câu lạc bộ đó không chỉ có người Nhật mà còn có cả người Việt Nam. Hầu hết các câu lạc bộ đều tổ chức rất nhiều hoạt động về văn hóa, về đất nước Nhật Bản. Ví dụ có các hội như  hội công thương, hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật, hội người yêu kiếm đạo Hà Nội. Hội công thương thường xuyên tổ chức các lễ hội Nhật Bản theo định kỳ để để tuyên truyền không khí của lễ hội Nhật Bản cho người tham gia. Ngoài ra, còn có các câu lạc bộ như câu lạc bộ tennis Hà Nội, hội đua xe đạp Hà Nội, câu lạc bộ ảnh Việt Nam …đây là nơi để cho những người có cùng niềm đam mê hội họp. Những hoạt động ngoài trời hay những câu lạc bộ như thế này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự chỉa sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và sự hiểu biết  lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.