1. Mức tiền lương đóng Bảo hiểm bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Thay đổi mức lương tối thiểu vùng theo nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 áp dụng từ 01/01/2020 như sau:
STT | Vùng | Mức lương tối thiểu vùng
(Áp dụng từ 01/01/2020) |
Đối với người lao động đã qua học nghề (Cộng thêm 7%) |
1 | I | 4.420.000 đồng/tháng | 4.729.400 đồng/tháng |
2 | II | 3.920.000 đồng/tháng | 4.194.400 đồng/tháng |
3 | III | 3.430.000 đồng/tháng | 3.670.100 đồng/tháng |
4 | IV | 3.070.000 đồng/tháng | 3.284.900 đồng/tháng |
2.Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm
Tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2020 và mức lương đóng Bảo hiểm tối đa chi tiết như sau:
Loại bảo hiểm | Quy đinh mức | Áp dụng từ 01/07/2019 | Áp dụng từ 01/07/2020 |
BHXH và BHYT | không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở |
20*1.490.000 = 29.800.000 |
20*1.600.000 = 32.000.000 |
BHTN | không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng | 20* mức lương tối thiểu vùng |
3.Người lao động đang làm việc tại Việt Nam là công dân nước ngoài
3.1. Đối tượng tham gia BHXH cho người nước ngoài:
Thực hiện Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018.
– Từ ngày 01/12/2018, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Chi tiết theo công văn số 1064/LĐTBXH-BHXH ngày 19/03/2019:
Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc khi có đủ các điều kiện:
- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;
- Chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ;
- Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại ở Việt Nam.
Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH
Các trường hợp được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
- Người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Có hợp đồng lao động dưới 01 năm với người sử dụng lao động Việt Nam
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Áp dụng với nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu: Đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.
3.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài.
Theo Điều 17 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp thì:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên;
- Người lao động là quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Không phân biệt người lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài mà thuộc các trường hợp nêu trên là phải tham gia bảo hiểm y tế
3.3. Mức đóng đối với NLĐ nước ngoài
Thời gian áp dụng | Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm | |||
BHXH | BHYT | |||
Quỹ ốm đau và thai sản | Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp | Quỹ hưu trí và tử tuất. | ||
Người sử dụng lao động | ||||
Từ 01/12/2018 | 3% | 0.5% | 0 | 3% |
Từ 01/01/2022 | 3% | 0.5% | 14% | 3% |
Người lao động | ||||
Từ 01/12/2018 | 0 | 0 | 0 | 1.5% |
Từ 01/01/2022 | 0 | 0 | 8% | 1.5% |
- Tiền lương tháng đóng BHXH được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
3.4. Một số lưu ý cần chú ý về BHXH, BHYT, BHTN:
- Trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ:
BHYT: Trường hợp người lao động di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp không phải nhà quản lý (hưởng lương hoặc không hưởng lương) không được đề cập trong đối tượng phải đóng BHYT nêu trên nhưng hiện tại cũng không có văn bản nào quy định hoặc hướng dẫn rõ ràng rằng trường hợp này sẽ không phải đóng bảo hiểm y tế, nên trên thực tế đã có một số cán bộ bảo hiểm dọa phạt và bắt doanh nghiệp giải trình về việc không đóng bảo hiểm y tế cho những lao động này.
- Người lao động đang nhận lương hưu không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn phải tham gia bảo hiểm y tế (điều 17 quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017)
- Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ. (Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017)
=> Vì vậy, Người lao động có 02 hợp đồng lao động trở lên thì nơi làm việc thứ 2 phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
- Đến hiện tại hầu hết các chế độ ốm đau, thai sản của người lao động nước ngoài đều được hưởng giống người Việt Nam ngoại trừ chế độ thai sản một lần cho lao động nam có vợ sinh con nhưng vợ không tham gia bảo hiểm thì người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng được hưởng (Theo điều 7, nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018) mặc dù tỷ lệ đóng vào quỹ ốm đau, thai sản là như nhau.